Điều kiện kinh tế – xã hội hình thành tư tưởng triết học của Hegel Georg Wilhelm Friedrich Hegel

Điều kiện kinh tế – xã hội hình thành nên tư tưởng triết học Hegel là cũng là điều kiện kinh tế – xã hội của triết học cổ điển Đức.

Nước Đức từ cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX vẫn là một quốc gia phong kiến cát cứ điển hình, lạc hậu về kinh tế và chính trị. Tình trạng cát cứ ấy đã gây trở ngại lớn đối với phát triển kinh tế. Về xã hội, giai cấp tư sản mới ra đời còn non yếu về mọi mặt; quần chúng lao động bất bình với chế độ đương thời.

Trong khi đó, ở Tây Âu, chủ nghĩa tư bản đã hình thành ở nhiều nước, đã đem lại một nền sản xuất phát triển mở đầu cho nền văn minh công nghiệp, khẳng định tính chất ưu việt của chủ nghĩa tư bản so với chế độ phong kiến.

Khác với tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học nước Đức thời kỳ này khá phát triển do kế thừa tinh hoa văn hóa phương Tây trước đó, di sản văn hóa Đức, văn hóa Pháp vá các thành tựu khoa học tự nhiên đương thời.

Sự lạc hậu của nước Đức, sự phát triển của các nước Tây Âu về kinh tế – xã hội, sự phát triển của khoa học đã thức tỉnh tính phản kháng của giai cấp tư sản Đức và đòi hỏi giai cấp tư sản Đức phải có cách nhìn mới về tự nhiên, xã hội và con người. Giai cấp tư sản Đức muốn làm cách mạng tư sản như các nước Tây Âu, muốn xây dựng nền triết học theo yêu cầu mới, song do mởi ra đời nên còn yếu kém về số lượng, kinh tế và chính trị nên họ giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề của đất nước. Chính điều đó quy định nét đặc thù của triết học cổ điển Đức nói chung và triết học của Hegel nói riêng: nội dung cách mạng dưới một hình thức duy tâm bảo thủ; đề cao vai trò tích cực của tư duy con người, coi con người là một thực thể hoạt động, là nền tảng, là điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Georg Wilhelm Friedrich Hegel http://classiques.uqac.ca/contemporains/gouin_jean... http://dictionary.reference.com/browse/hegel http://terrypinkard.weebly.com/phenomenology-of-sp... http://plato.stanford.edu/archives/spr2014/entries... http://plato.stanford.edu/entries/hegel-aesthetics... http://www.class.uidaho.edu/mickelsen/texts/Hegel%... http://hegel.net //archive.org/search.php?query=((subject:%22Hegel%... http://www.archive.org/stream/germanclassicsof07fr... http://www.hegel.org/